GIL báo cáo tài chính Q2/2023 tiếp tục lỗ 6 tỷ đồng, mức lỗ đã giảm so với Q1/2023 là 38 tỷ đồng. Nhưng mảng kinh doanh chính đến từ may mặc vẫn đang kinh doanh dưới giá vốn khi lợi nhuận gộp âm 2 tỷ đồng được ghi nhận trên BCTC công ty mẹ, Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 41 tỷ đồng giúp BCTC công ty mẹ lãi sau thuế 10 tỷ đồng. Qua đó cho thấy mảng sản xuất dệt may vẫn khó khăn khi GIL đang bước đầu tìm lại các đối tác mới thay cho phần thiếu hụt của Amazon. Mảng BĐS KCN GIL vẫn đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng để kịp bàn giao đất cho NĐT đã ký hợp đồng vào Q3/2023 do đó chi phí mảng BĐS KCN tăng mạnh, doanh thu mảng BĐS KCN sẽ được ghi nhận vào các quý sau. Chúng tôi cho rằng GIL có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất 103 tỷ đồng năm 2023.
Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi của GIL mảng dệt may vào giai đoạn cuối 2023 sang 2024 cùng với kỳ vọng tiền năng lợi nhuận lớn từ mảng BĐS KCN trong giai đoạn 2024-2025 sẽ được ghi nhận ở vùng giá này Chúng tôi cho rằng vấn tiềm năng cho giai đoạn tăng trưởng trở lại. Ban lãnh đạo cũng có kế hoạch chi trả cổ tức 500 - 1,000 đồng/cổ phiếu trong 2023.
Chúng tôi đưa ra giá hợp lý cho cổ phiếu GIL ở mức 34,5k cùng với triển vọng Phục hồi từ 12-18 tháng tới
Mức độ không chắc chắn (Uncertainty) là Trung Bình. Nhà đầu tư khi nắm giữ GIL cần theo dõi một số nhân tố sau có thể ảnh hưởng lên định giá, gồm: (1) Biến động giá nguyên vật liệu dệt may, chủ yếu nhập từ Trung Quốc; (2) Rủi ro từ mô hình tốn chi phí lao động, trong giai đoạn kinh tế khó khăn có thể khiến lợi nhuận giảm sâu; (3) Mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, diễn biến các đơn hàng trong và ngoài nước; (4) Phụ thuộc vào một khách hàng quá nhiều; (5) Pháp lý, đền bù dự án BĐS KCN bị chậm tiến độ; (6) Rủi ro từ khoản hàng tồn kho hơn 800 tỷ đồng nhưng chưa được trích lập dự phòng; (7) Rủi ro phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.