Các nguyên tắc về đầu tư và giao dịch chứng khoán

1. CÁC BƯỚC ĐỂ GIÚP BẠN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ ĐẦU TƯ

- Bước 1: Để tham gia đầu tư, quý khách cần phải mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán. Tài khoản chứng khoán nó cũng như tài khoản ngân hàng vậy, do đó các thủ tục để mở tài khoản cũng rất đơn giản. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Công ty chứng khoán có thể kể đến như: SSI, HSC, BVSC, VNDIRECT,...

- Bước 2: Sau khi đã có 1 tài khoản chứng khoán rồi, bước tiếp theo bạn cần là nạp tiền vào tài khoản đó để có thể mua cổ phiếu theo ý mình muốn.

- Bước 3: Giao dịch và đặt lệnh

Thời gian và phương thức giao dịch:

Nguyên tắc và thứ tự khớp lệnh:

Các loại lệnh:

Các thức đặt lệnh: Hiện nay, Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/bán qua 2 kênh online và offline là qua các Ứng dụng hay tại Sàn giao dịch của các Công ty chứng khoán.

2. PHƯƠNG THỨC KHỚP LỆNH

Giao dịch chứng khoán tại SGDCK Hà Nội và SGDCK Hồ Chí Minh được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh (bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục) và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.

Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và thông tin giao dịch được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận (trong trường hợp khách hàng chưa xác định được đối tác, có thể thực hiện quảng cáo lệnh chào mua / bán thỏa thuận thông qua công ty chứng khoán).

3. NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH

Ưu tiên về giá:

Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

4. SỬA VÀ HỦY LỆNH

Đối với SGDCK Hà Nội:

Khách hàng được phép sửa giá, khối lượng đối với lệnh mua/bán chứng khoán chưa khớp hay phần chưa được khớp của lệnh. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.

Lệnh ATC không được phép sửa, chỉ được phép hủy.

Tất cả các loại lệnh không được phép sửa hoặc hủy trong năm (05) phút cuối phiên khớp lệnh định kỳ.

Đối với SGDCK Hồ Chí Minh:

Khách hàng không được huỷ lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, chỉ được phép huỷ các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

Khách hàng có thể hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch thỏa thuận.

5. THỜI GIAN THANH TOÁN

Ngày giao dịch T+2 và T+3 trong đầu tư chứng khoán: là điều cần phải nắm vững khi bạn muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán và các quy trình thủ tục đầu tư.

Khi giao dịch chứng khoán, bạn tiến hành đặt lệnh mua/bán thành công thì ngày đó được tính là ngày T+0. Và các ngày làm việc tiếp theo của thị trường chứng khoán lần lượt là T+1, T+2, T+3. Theo Luật Chứng khoán hiện nay, trong trường hợp bạn mua cổ phiếu thì đến 16h30’ ngày T+2, cổ phiếu bạn mua mới về đến tài khoản của bạn. Và sang ngày tiếp theo là T+3 bạn mới có thể bán được chúng. Tương tự như vậy, khi bạn bán cổ phiếu, đến 16h30’ ngày T+2 thì tiền mới về đến tài khoản của bạn.

Từ đó, Ngày giao dịch chính là ngày mà bạn đặt lệnh mua/bán thành công (T+0), và Ngày thanh toán là ngày cổ phiếu về đến tài khoản của người mua, tiền về đến tài khoản của người bán (T+2).

Việc xác định ngày T+2 rất quan trọng. Nó dùng để xác định việc nhà đầu tư có được nằm trong danh sách các cổ đông của công ty hay không. Ví dụ như bạn vừa đặt lệnh mua cổ phiếu của công ty A thành công, ngày hôm sau (T+1) công ty chốt danh sách cổ đông, thì bạn không được nằm trong danh sách cổ đông của công ty, vì thế không được hưởng một số quyền lợi nhất định của cổ đông năm đó.

Bình luận về báo cáo
HIỆU QUẢ TÍN HIỆU
VN-Index 19.65 %
TopInvest 0 %
Năm 2024 Lãi ròng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12