🌾 Đánh giá nhanh về các Doanh nghiệp dầu khí:

🌾 Đánh giá nhanh về các DN dầu khí:

🔸 GAS: Đối với năm 2022, chúng tôi kỳ vọng thủy điện sẽ kết thúc thời kỳ thuận lợi khi pha La Nina suy yếu, kéo theo sự phục hồi trong huy động điện khí. Bên cạnh đó, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ phục hồi, đặc biệt là ở miền Nam và các khu vực công nghiệp khi Việt Nam chuyển sang áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế. Do đó, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ khí khô của GAS sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 (+27,6% svck) theo sau sự phục hồi của nhu cầu điện khí. Đáng chú ý, kho cảng LNG Thị Vải dự kiến sẽ hoạt động trong nửa cuối 2022, đánh dấu dự án LNG đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam

🔸 PLX: Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX sẽ phục hồi trong năm 2022- 23 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế. Ngoài ra, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ xăng JetA1 sẽ tăng 70%/25% svck trong 2022-23 nhờ hoạt động hàng không trong nước bước vào giai đoạn “bình thường mới” và Chính sẽ mở lại các đường bay quốc tế trong năm 2022. Đáng chú ý, với tư cách là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối xăng dầu, PLX có khả năng gia tăng sản lượng tiêu thụ khi Bộ Công Thương có kế hoạch tăng nguồn nhập khẩu để thay thế nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong Q2/22

🔸 PVT: Cơ cấu giá thuê tàu hiện tại của PVT đảm bảo mức tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định cho thị trường nội địa, trong khi hầu hết các tàu quốc tế được ký kết theo hình thức hợp đồng thuê định hạn, cho phép PVT chuyển rủi ro biến động giá dầu sang cho đối tác thuê tàu. Bên cạnh đó, sự lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Nga có thể thúc đẩy nhu cầu vận tải tại các tuyến hải trình quốc tế khác, có lợi ích cho đội tàu quốc tế của PVT. Đáng chú ý, mặc dù có mối tương quan cao giữa giá cổ phiếu PVT và giá dầu Brent, chúng tôi cho rằng HĐKD chính của PVT sẽ ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu nhờ cấu trúc hoạt động tương đối ổn định của DN

🔸 PVD: Đối với PVD, chúng tôi kỳ vọng hoạt động Thăm dò và khai thác Dầu khí sẽ dần sôi động nhờ giá dầu tăng, thúc đẩy nhu cầu, dẫn đến tăng hiệu suất sử dụng cũng như giá thuê giàn khoan tự nâng. Đáng chú ý, việc giàn khoan TAD hoạt động trở lại từ năm 2022 sau 5 năm ngưng hoạt động sẽ mở ra một giai đoạn mới cho PVD trong những năm tới. Tuy nhiên, do mối tương quan cao với giá dầu Brent, giá cổ phiếu PVD đã tăng mạnh gần đây theo sau đà tăng của giá dầu mang tính đầu cơ ngắn hạn.

🔸 PVS: Với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn, giá dầu tăng mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến PVS với độ trễ nhất định do các hợp đồng của PVS trong các mảng M&C, FSO/FPSO thường kéo dài nhiều năm, trong khi các mảng dịch vụ khác (Tàu dịch vụ, Căn cứ cảng) có thể được hưởng lợi sớm hơn nhờ sự phục hồi của giá dịch vụ. Đối với năm 2022, chúng tôi chờ đợi việc khởi công các dự án lớn tại Việt Nam như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng tiềm năng cho các nhà thầu EPC nội địa như PVS. Tuy nhiên, tương tự PVD, đợt tăng giá cổ phiếu PVS gần đây chủ yếu phản ánh giá dầu tăng mạnh hơn là KQKD của doanh nghiệp

➡ Nếu đầu cơ theo giá dầu thì PVD và PVS vẫn là 2 lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến 2 DN này. Mặc dù giá dầu tăng là điềm báo tốt cho HĐKD của các DN thượng nguồn, KQKD của một số DN thượng nguồn (PVD, PVS…) cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn. Giá dầu chỉ cần duy trì trên mức 60-65 USD/thùng đủ lâu sẽ kích hoạt lại các dự án Thăm dò & khai thác (E&P) dầu khí.

Bình luận về báo cáo
HIỆU QUẢ TÍN HIỆU
VN-Index 22.18 %
TopInvest 5.3 %
Năm 2025 Lãi ròng
Tháng 1 5.3 %
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12