Tình hình kinh doanh 9T2019 của ANV
9T2019 ANV có doanh thu thuần 1.127 tỷ đồng tăng 7% so với cùng kỳ, nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh nên lợi nhuận gộp quý 3/2019 của ANV đạt 236 tỷ đồng tăng 41% so với cùng kỳ.
Trong kỳ ANV thu về gần 14 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, trong khi chi phí tài chính giảm 21% thì chi phí bán hàng và chi phí QLDN lần lượt tăng 55% và 24% so với quý 3/2018. Chịu thêm 2,78 tỷ đồng lỗ từ hoạt động khác nên kết quả Navico lãi ròng 152 tỷ đồng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm nhấn đầu tư:
· Khả năng tự chủ 100% cá tra nguyên liệu đầu vào là động lực chính giúp ANV kiểm soát tốt biên lợi nhuận gộp. Giai đoạn 2015-2018, giá cá tra nguyên liệu trên thị trường có xu hướng tăng, tuy nhiên nhờ khả năng có thể cung cấp toàn bộ lượng cá tra thương phẩm thông qua hoạt động nuôi trồng để phục vụ sản xuất, đã giúp ANV hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 15% lên mức 21%, cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với trung bình các doanh nghiệp trong mảng.
· Xuất khẩu sang thị trường châu Âu kỳ vọng được hưởng lợi nhờ ưu đãi thuế từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU chiếm khoảng 13% tổng doanh thu của ANV (năm 2018), sẽ được hưởng lợi khi thuế suất xuất khẩu của các mặt hàng cá tra phi-lê giảm về 0% từ mức 5,5%-9% theo lộ trình sau 3 năm hiệp định có hiệu lực (dự kiến năm 2020). Đây là điều kiện thuận lợi để ANV gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU.
· Dự án nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Bình Phú dự kiến hoàn thành trong năm 2020 được kỳ vọng giúp ANV phát huy lợi thế về quy mô, tiết kiệm chi phí. Dự án nuôi trồng cá tra giống (150 ha) và cá tra nguyên liệu (450 ha) trên diện tích tập trung, dự kiến với công suất tối đa sẽ cung cấp khoảng 360 triệu con giống và 200.000 tấn cá tra thương phẩm mỗi năm, gấp khoảng 2 lần so với sản lượng tối đa cung ứng hiện tại. Chúng tôi đánh giá dự án này sẽ là đòn bẩy giúp ANV khép kín hoàn toàn chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy lợi nhuận trong tương lai.
RỦI RO ĐẦU TƯ
· Hoạt động nuôi trồng cá tra phụ thuộc lớn vào diễn biến thời tiết, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường: hiện nay với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, dịch bệnh diễn biến khó lường và tình trạng môi trường suy thoái… làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nuôi trồng và chất lượng cá tra thương phẩm.
· Rủi ro rào cản kỹ thuật và thương mại tại các thị trường xuất khẩu: ngoài các quy định ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, một số thị trường còn áp đặt hàng rào thương mại nhằm bảo hộ hoạt động sản xuất trong nước. Điển hình là tại thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu thuế chống bán phá giá (CBPG) kể từ năm 2003 cho đến nay. Hiện tại, theo kết quả của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14), ANV đang chịu mức thuế bằng với mức thuế suất áp dụng cho toàn quốc là 2,39 USD/kg khi xuất khẩu cá tra vào thị trường này.
· Rủi ro lãi suất: thời điểm cuối quý III/2019, tổng dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn của ANV là 1.427 tỷ đồng, chiếm khoảng 36% tổng tài sản, tăng 13% so với cuối năm 2018. Chúng tôi dự phóng nợ vay của ANV có khả năng tiếp tục tăng trong bối cảnh công ty đang cần nguồn tài trợ cho dự án nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Bình Phú (vốn đầu tư công ty dự kiến là 4.000 tỷ đồng), do vậy, diễn biến của lãi suất sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ANV.
Về kỹ thuật:
ANV có thời gian gần 1 năm đi ngang trong biên độ hẹp quanh giá 24k-26k
Trên đây là cập nhật, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của ANV. Với tín hiệu Mua/Bán Quý vị nên theo dõi Trực tiếp tại www.topinvest.vn để có những quyết định Mua/Bán hiệu quả, chủ động với thị trường chung tại từng thời điểm cụ thể.