BID: Báo cáo cập nhật

Các chỉ số HĐKD cơ bản đi ngược lại với sự tích cực của giá cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) đã công bố KQKD quý 3/2019 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (-2,6% YoY), hoàn thành 68% dự báo cả năm 2019 của chúng tôi. ROA và ROE tính từ đầu năm đến hết 9 tháng 2019 đạt lần lượt 0,5% và 12,9%. Tất cả số liệu so sánh với quý trước (QoQ) là so sánh quý 3/2019 và quý 2/2019 trừ khi nêu rõ.

NIM tiếp tục giảm 20 điểm cơ bản YoY (-21 điểm cơ bản QoQ) còn 2,63%, mức thấp nhất kể từ năm 2013. NIM 9 tháng 2019 giảm do chi phí huy động tăng 25 điểm cơ bản YoY (+2 điểm cơ bản QoQ), cùng với lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) giảm 20 điểm cơ bản YoY (-21 điểm cơ bản QoQ). BID là ngân hàng duy nhất cho đến nay báo cáo lợi suất IEA giảm. Áp lực từ chi phí huy động trong quý 3 hạ nhiệt so với các quý trước khi BID mua lại 7,3 nghìn tỷ đồng các khoản nợ cấp 2 phát hành trong năm 2014, dù chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào phát hành nợ cấp 2. Bên cạnh việc cần thêm nguồn vốn để duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức tối thiểu, BID cần tìm thêm các nguồn huy động đến từ tiền gửi và giấy tờ có giá vì tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) theo quy định hiện tại của BID đã đạt mức 88,2% trong quý 3/2019, gần chạm ngưỡng 90%. Điều này cùng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm 260 điểm cơ bản YoY (+14 điểm cơ bản QoQ) đạt 18,0% (cộng tiền gửi kỳ hạn bằng USD) khiến cho câu chuyện huy động vốn nhìn chung khá khó khăn.

Thu nhập lãi thuần (NII) 9 tháng 2019 chỉ tăng 3,1% YoY, mức thấp nhất trong danh mục các ngân hàng chúng tôi theo dõi. Trong khi tăng trưởng tiền gửi đạt 9,6% YoY (2,36% QoQ), tăng trưởng cho vay đạt 8,6% (0,8% QoQ) trong 9 tháng 2019. Điều này khiến NIM giảm 21 điểm cơ bản, dẫn đến tăng trưởng NII chỉ tăng 3,1% YoY (-4,6% QoQ).

Dù diễn biến thu nhập phí và thu nhập từ thu hồi nợ tích cực hỗ trợ cho thu nhập ngoài lãi (NoII), giao dịch đầu tư chứng khoán lại gây ảnh hưởng kém đến khoản mục này. Thu nhập phí thuần bao gồm ngoại hối tăng 22,7% YoY đạt 4 nghìn tỷ đồng và đóng góp 52,1% cho NoII. Các khoản thu nhập khác tăng 25,3 % YoY đạt 3,6 nghìn tỷ đồng và đóng góp 42,3% cho NoII. Dù chưa có thông tin chi tiết cho diễn biến tích cực này, chúng tôi cho rằng yếu tố dẫn dắt chính đến từ thu nhập từ thu hồi nợ xấu. Ở chiều ngược lại, lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán của BID giảm 61,5% bên cạnh đầu tư chứng khoán lỗ 266 tỷ đồng so với khoản lời 221 tỷ đồng trong 9 tháng 2018. Chi phí dự phòng tăng lên 14,9% YoY, thổi bay 70,1% lợi nhuận trước dự phòng (PPOP). Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đạt 2,09% tại thời điểm cuối quý, tăng từ mức 1,90% cuối năm 2018 và đạt mức cao nhất từ năm 2014 đến nay. Tỷ lệ nợ xấu/khoản vay gộp tính từ đầu năm trong 9 tháng 2019 đạt mức cao nhất trong các ngân hàng là 3,32% so với mức 3,57% cuối năm 2018. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tăng lên 78% trong NPL từ mức 66% cuối năm 2018. Dù chưa có thông tin chi tiết về số dư trái phiếu VAMC hiện tại, chúng tôi quan sát thấy số dư chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm 17,7% YTD, mà chúng tôi cho rằng nguyên nhân đến từ việc cán cân trái phiếu VAMC đặc biệt giảm.

 Mức giảm 290 điểm cơ bản YoY trong tỷ lệ thu nhập/chi phí (CIR) phần nào giúp làm giảm gánh nặng của chi phí dự phòng. Chi phí hoạt động (OPEX) 9 tháng 2019 giảm 4,6% YoY (-16,8% QoQ), trong đó chi phí nhân sự giảm 12,4% YoY (-29,2 QoQ) so với lượng 216 nhân viên mới tuyển dụng. Chi phí nhân sự chiếm 54% OPEX.

Về Kỹ thuật

BID đang điều chỉnh lại sau 1 quá trình tăng mạnh.

 

Trên đây là cập nhật, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của BID. Với tín hiệu Mua/Bán Quý vị nên theo dõi Trực tiếp tại www.topinvest.vn để có những quyết định Mua/Bán hiệu quả, chủ động với thị trường chung tại từng thời điểm cụ thể.

Bình luận về báo cáo
HIỆU QUẢ TÍN HIỆU
VN-Index 16.91 %
TopInvest 0 %
Năm 2024 Lãi ròng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12