TPB: Nền tảng cơ bản cải thiện hỗ trợ triển vọng phục hồi hậu COVID-19 lạc quan hơn

TPB đã tổ chức Cuộc họp Chuyên viên phân tích và Nhà đầu tư chiều hôm nay. Bên dưới là một số ghi nhận chính:

NHNN chấp thuận nâng hạn mức tín dụng 2021 cho TPB lên 17,4%

Theo Ban lãnh đạo, TPB hiện đã nhận được khoản bổ sung tín dụng 5,9%, nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 lên 17,4%, chủ yếu nhờ hệ số CAR (Basel II) cao ở mức 12,85%. Ban lãnh đạo chia sẻ tăng trưởng tín dụng Tháng 7 có chậm lại và Tháng 8 khả năng là tháng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng trên nhiều tỉnh thành, tuy nhiên sẽ có gắng tận dụng tốt khoản bổ sung trong 1-2 tháng tới. Theo quan sát của BVSC, TPB đã nỗ lực đáng kể trong việc duy trì tăng trưởng tín dụng tốt, bên cạnh kiểm soát chất lượng tín dụng trong bối cảnh COVID-19, minh chứng bằng cách giảm tỷ trọng các phân khúc rủi ro cao (như cho vay mua ô tô và thẻ tín dụng) nhằm hạn chế bất kỳ khả năng hình thành nợ xấu nào.

Kỳ vọng chi phí vốn rẻ sẽ bù đắp cho mức giảm lãi suất cho vay; NIM ổn định

Ban lãnh đạo kỳ vọng NIM nửa cuối năm 2021 và năm 2022 sẽ ổn định ở mức cao trong khoảng 4,5-4,7%. Để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam, TPB đang áp dụng một số gói ưu đãi cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất ưu đãi, do đó dự đoán lãi suất đầu ra có thể giảm 30-40 bps trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo kỳ vọng chi phí vốn rẻ nhờ việc huy động tích cực trong nửa đầu năm và kỳ vọng CASA gia tăng, sẽ bù đắp cho việc giảm lãi suất cho vay. Chúng tôi nhận thấy một số yếu tố có thể giúp TPB duy trì NIM trong thời gian tới, bao gồm: (1) Tối ưu hóa hơn nữa tỷ lệ LDR vốn đang thấp, hiện tại là 64,8%; (2) Thâm nhập sâu hơn vào các phân khúc có lợi suất cao hơn (như cho vay mua nhà thế chấp, nhờ tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho các khoản vay trung và dài hạn hiện ở mức thấp 17,5%); và (3) Cải thiện CASA, đặc biệt là ở mảng ngân hàng cá nhân nhằm duy trì tăng trưởng CASA bền vững hơn, trong khi đó cũng cải tiến hệ thống ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút nhiều khách hàng hơn và tiền gửi.

Chất lượng tài sản cải thiện; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt kỷ lục mới

Cuối Quý 2/2021, Nợ xấu Nhóm 3-5 giảm xuống còn 1,15% (-4 bps QoQ; -3 bps YoY), chủ yếu do khối khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng, trong khi nợ xấu từ khách hàng cá nhân vẫn ở mức kiểm soát. Nợ cần chú ý (Nhóm 2) giảm xuống 1.938 tỷ (-10,7% QoQ; +19,4% YoY). Dư nợ tái cấu trúc cuối Quý 2/2021 giảm đáng kể xuống 1.268 tỷ (-27,2% QoQ), mà TPB ước tính tổng chi phí dự phòng theo Thông tư 03 là hơn 400 tỷ. TPB đã trích khoảng 30% trong Quý 2/2021 như theo quy định, và để ngõ khả năng sẽ trích đầy đủ trong năm nay nếu tình hình dịch kiểm soát tốt hơn. Chi phí dự phòng Quý 2/2021 tăng đáng kể 38,6% YoY lên 612,2 tỷ (+56,6% QoQ). TPB đã tích cực xóa 400,5 tỷ đồng nợ xấu trong Quý 2/2021, nâng tổng số nợ xấu đã xóa 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ, giúp TPB có cơ hội ghi nhận hoàn lập các khoản hoàn lập sau này, đặc biệt là sau khi dịch kết thúc, hỗ trợ triển vọng tăng trưởng KQKD của TPB. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 144,8% so với 134,2% trong Quý 4/2020.

Giá phát hành riêng lẻ dự kiến sẽ là giá bình quân thị giá + premium

Cho năm 2021, BVSC gần như giữ nguyên dự báo LNTT cho TPB, điều chỉnh tăng nhẹ 3,2% lên 6,0 nghìn tỷ (+35,7% YoY; từ 5,8 nghìn tỷ trước đó) chủ yếu do việc giảm dự phóng chi phí hoạt động bù đắp nhiều hơn tăng dự báo chi phí dự phòng. Ở kịch bản cơ sở dịch kiểm soát tốt hơn vào cuối Tháng 8, BVSC kỳ vọng hoạt động cho vay sẽ cải thiện đáng kể vào Tháng 9, và kỳ vọng phục hồi ý nghĩa hơn vào mùa cao điểm vào Quý 4. Cho năm 2022, BVSC điều chỉnh LNTT thêm 9,3% lên 7,5 nghìn tỷ (+25,9% YoY; từ 6,9 nghìn tỷ ở cập nhật trước). Kỳ vọng thu nhập từ lãi tiếp tục mạnh mẽ thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng và NIM tốt hậu COVID-19. Trong khi đó, việc mở rộng tập khách hàng bền vững sẽ giúp gia tăng các cơ hội bán chéo thúc đẩy tăng trưởng ngoài lãi. Tóm lại, dự báo giai đoạn 2020-22 của BVSC cho thấy tốc độ tăng trưởng CAGR LNST là 31,4%/ năm và ROAE cao là 24,8%.

Xin nhắc lại, Ban lãnh đạo đang đặt mục tiêu tăng trưởng kép LNTT 2020-25 vững chắc là 25%/ năm đến 14 nghìn tỷ, tại ĐHCĐ năm 2021 của Ngân hàng.

Duy trì OUTPERFORM; Tăng TP thêm 11,0% lên 42.964 đồng/cp (Upside: 22,4%)

BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với TPB và nâng giá mục tiêu theo Phương pháp Thu nhập thặng dư lên 42.972 đồng/ cổ phiếu (Upside: 22,4%), định giá cổ phiếu ở mức P/B năm 2022 là 1,6x, do: (1) Điều chỉnh tăng dự báo KQKD; (2) Tác động chuyển định giá đến giữa năm 2022. Mặc dù thanh khoản của cổ phiếu cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, chúng tôi vẫn duy trì mức chiết khấu định giá 10% so với giá trị nội tại, phần lớn do sự không chắc chắn của dịch COVID-19 vào thời điểm hiện tại.

Theo BVSC

Bình luận về báo cáo
HIỆU QUẢ TÍN HIỆU
VN-Index 22.18 %
TopInvest 5.3 %
Năm 2025 Lãi ròng
Tháng 1 5.3 %
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12